Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh.
Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…
Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh mầm non.Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do TNTT chúng ta cùng tìm hiểu về TNTT và các biện pháp phòng tránh.
*PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN:
– Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
– Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.
– Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất
lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
– Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
– Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống
.– Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải…
– Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …).
– Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…
– Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…
*MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:
Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường hay ở nhà giáo viên cũng như các bậc cha mẹ trẻ có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
* DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
- Đưa trẻ đến cơ sở tai mũi họng để gắp dị vật ra. Không cho trẻ cố nuốt hoặc cố khạc ra vì có thể làm cho dị vật cắm sâu thêm hoặc gây rách thực quản
- Không dùng bất cứ biện pháp gì để lấy hoặc đẩy dị vật
- Không dùng các biện pháp chữa mẹo
- Nếu dị vật xuống dạ dày, ruột cần đưa trẻ tới bệnh viện để chụp x. quang và theo dõi tại bệnh viện
* DỊ VẬT MŨI
- Xử trí: Nếu phát hiện ngay khi trẻ mới nhét dị vật vào mũi có thể dùng biện pháp sau: Bịt lỗ mũi bên kia bằng cách ấn nhẹ cánh mũi, sau đó hướng dẫn trẻ thở ra nhẹ nhàng để đẩy dị vật ra ngoài. Không hít vào quá nhanh và mạnh. Nếu dị vật nhỏ và đang ở nông có thể bắn ra ngoài. Đưa trẻ tới chuyên khoa tai mũi họng để gắp dị vật ra. Xử trí Nhỏ mũi bằng thuốc kháng viêm phòng bội nhiễm
*Lưu ý: không tự ý dùng bất cứ dụng cụ nào để khều, gắp dị vật vì có thể làm tổn thương cấu trúc mũi và đẩy dị vật vào sâu bên trong.
* DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
- Nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thờ: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.
- Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu. Nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật.
* CÁC BƯỚC SƠ CỨU KHI TRẺ BỊ BỎNG
- Bước 1: Mở vòi nước với tốc độ vừa phải, nước không nóng, không quá lạnh và xả trực tiếp vào vết bỏng của bé khoảng 15 - 20 phút. Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để chườm lên vết bỏng vì có thể làm tình trạng bỏng nặng hơn.
- Bước 2: Sau khi xả nước xong, hãy cho bé ngồi vào nơi mát mẻ để bé lấy lại tinh thần. Sau đó từ từ tháo gỡ những vật dụng trên vết bỏng. Tuyết đối không dùng lực mạnh gạt các vật cản trên vết bỏng vì sẽ khiến bé đau đớn, vùng bỏng bị hở và gây nhiễm trùng. Ví dụ, nếu quần áo dính trên vết bỏng, bạn nên dùng kéo cắt quần áo, còn quần áo tại vết bỏng nên từ từ chờ vết bỏng khô rồi lấy quần áo ra hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thực hiện thao tác làm sạch vết bỏng.
- Bước 3: Không sử dụng bất kỳ chất gì bôi lên vết bỏng như kem đánh răng, thuốc mỡ, giấy... vì có thể khiến tình trạng bỏng nặng hơn. Giáo viên chỉ cần lấy gạc hoặc vải sạch băng bó vết bỏng là được (Không dùng các loại băng bằng bông có lông tơ mịn hoặc băng dính dán lên vùng bị bỏng).
- Bước 4: Nếu tình trạng bỏng nặng, rộng thì cần đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất. Đối với vùng bỏng nhẹ, diện tích nhỏ thì chỉ cần sơ cứu như trên và theo dõi.
* CÁCH SƠ CỨU KHI TRẺ BỊ ĐIỆN GIẬT
- Ngắt dòng điện bằng cách rút dây điện ra hoặc ngắt cầu chì.
- Nếu không thể ngắt được dòng điện, dùng vật không dẫn điện như chổi, ghế, tấm drap hay thảm chùi chân để đẩy trẻ em ra khỏi nguồn điện bị giật.
- Nếu trẻ em bất tỉnh, nhanh chóng kiểm tra nhịp thở, mạch đập của trẻ em, nếu tim ngưng thở thì gọi ngay cấp cứu và tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Nếu có vết phỏng do điện: cởi bỏ quần áo và rửa vùng bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho tới khi cơn đau dịu xuống rồi băng lại bằng băng, gạc không có lông tơ.
- Nhanh chóng đưa trẻ em tới cơ sở y tế.
* CÁCH XỬ LÝ CHẢY MÁU CAM
- Giúp trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đống đã hình thành bên trong mũi. Sau đó, đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.
- Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.
- Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn. Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng. Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.
- Nếu bạn đã thực hiện các bước như trên mà sau 20 phút trẻ vẫn không cầm máu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.
*CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ VẬT SẮC, NHỌN ĐÂM
- Khi trẻ bị thương tích, nếu vết thương có đất cát, dị vật bẩn có thể dùng nước sạch rửa nhẹ nhàng; sau đó, nên bôi cồn y tế xung quanh vết thương, không được dội cồn trực tiếp vào vết thương vì sẽ gây xót hoặc có thể đẩy các dị vật như đất, cát vào sâu hơn.
- Nếu vết rách nhỏ, nên dùng băng dính y tế che vết thương để tránh nhiễm trùng.
- Nếu vết rách rộng và chảy nhiều máu, cần tiến hành băng cầm máu nhanh cho trẻ. Khi băng cầm máu cho trẻ, không được xối rửa, kỳ cọ hay dùng dụng cụ để lấy dị vật ra, nhất là khi vết thương xuyên vào bụng, vào ngực, nách, đùi và mắt.
- Nếu dị vật quá dài gây khó khăn cho việc di chuyển nạn nhân thì cần dùng phương tiện cắt bớt dị vật sau đó chuyển trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
* Trường có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu
Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ.Bên cạnh đó, người lớn cần trang bị cho trẻ nhỏ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình từ khi trẻ bắt đầu hình thành những ý thức đầu tiên.
Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước./.