Cách nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp
- Trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước hoặc có máu trong phân > 2 lần trong 24h, số ngày tiêu chảy < 14 ngày (dài hơn không gọi là cấp);
- Triệu chứng tiêu hóa: Nôn nhiều, có thể không uống được nước, ăn kém. Đi ngoài nhiều lần phân lỏng hoặc tóe nước;
- Xuất hiện các dấu hiệu mất nước: Trẻ khát nước, uống háo hức hoặc nặng hơn là không uống được, uống kém; Mắt trũng, có thể khóc không ra nước mắt; Nếp véo da mất chậm (véo ở đường giữa bụng). Ngoài ra, trẻ sơ sinh và nhũ nhi thóp lõm.
Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ
Bệnh tiêu chảy có thể điều trị dễ dàng, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh thường mắc những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Những sai lầm thường gặp là:
- Cho trẻ uống kháng sinh khi chưa rõ căn nguyên;
- Uống thuốc cầm đi ngoài, làm giảm đào thải tác nhân và độc tố;
- Uống cầm nôn;
- Ăn uống kiêng khem, làm con suy dinh dưỡng;
- Tự mua dịch về truyền tại nhà;
- Cho con uống nước ngọt, khiến con đi ngoài và mất nước nhanh hơn do kéo nước vào ruột.
Khi nào cần đưa trẻ vào viện?
- Nếu trẻ nôn nhiều 4 lần/1h hoặc 6 lần trong 4h;
- Trẻ không uống được, uống vào là nôn;
- Trẻ đi ngoài nhiều lần không cầm, hoặc phân có nhầy máu, mùi tanh;
- Trẻ sơ sinh sờ thóp lõm, không bú được;
- Trẻ khóc không ra nước mắt, mắt trũng, nếp véo da ở bụng mất chậm, không uống được, trẻ gọi hỏi không đáp ứng.
Cách phòng tránh hiệu quả
- Rửa tay nhanh trước khi ăn;
- Trang bị sát khuẩn tay nhanh;
- Không ăn đồ lạ;
- Không dùng chung đồ: bát đũa, hạn chế trẻ ngậm đồ chơi;
- Vệ sinh thường xuyên tay nắm cửa nhà vệ sinh;
- Ăn chín uống sôi, hạn chế đồ sống.