Ăn vặt là một sở thích khá phổ biến thường thấy ở trẻ nhỏ, vì thế, theo các chuyên gia sức khoẻ, nếu việc ăn vặt trở thành thói quen thường xuyên của trẻ sẽ rất khó điều chỉnh và thay đổi.
2 biện pháp dưới đây mà cha mẹ có thể tham khảo để có thể đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp với từng đứa trẻ.
Kiểm soát việc ăn vặt của trẻ
Các bậc phụ huynh nên bắt đầu để ý đến tần suất ăn vặt mỗi ngày của con để từ đó có thể kiểm soát điều này một cách dễ dàng hơn. Cụ thể, hãy yêu cầu trẻ hoặc đưa ra quy định rõ trong việc các con được phép ăn vặt ở mức độ nào, tần suất ăn trong ngày…
Đồng thời dành sự khuyến khích và hướng cho trẻ biết cách lựa chọn những đồ ăn mang nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo cho sức khoẻ cũng như sự phát triển sau này của con.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý không nên quá nghiêm khắc, hay “cứng rắn” trong ngăn cấm trẻ ăn vặt. Điều này sẽ khiến các bé càng có “ham muốn” được ăn vặt mỗi ngày.
Trò chuyện thẳng thắn với trẻ
Ngay khi trẻ có dấu hiệu ăn vặt quá nhiều, vượt mức kiểm soát, cha mẹ nên dành thời gian thẳng thắn trò chuyện và giải thích để các con hiểu những tác hại mang lại cho sức khoẻ. Trong đó, nên tìm một vài dẫn chứng để chỉ cho các bé thấy rằng, ăn quà vặt quá nhiều trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng bị sâu răng, đau bụng, đau dạ dày và mặc bệnh béo phì…
Bên cạnh đó, hãy dành nhiều lời khen ngợi, khuyến khích khi thấy trẻ nỗ lực trong việc cố gắng giảm dần thói quen ăn vặt. Với biểu hiện tốt của trẻ, đừng quên ghi nhận cũng như dành sự động viên kịp thời sẽ giúp trẻ phấn khích và tiếp tục cố gắng đạt mục tiêu do cha mẹ đề ra.
Còn đối với trường hợp trẻ không nghe lời hoặc đang còn lưỡng lự suy nghĩ, cha mẹ hãy kiên trì củng đồng hành để giúp con thay đổi từng ngày.
Đây cũng là một trong 2 phương pháp mang lại kết quả cao được các chuyên gia sức khoẻ khuyên cha mẹ nên cân nhắc áp dụng trong việc dạy dỗ, định hướng cho con trẻ một cách tốt nhất.