Phương pháp dạy trẻ kém tập trung mẹ nên biết
Thiếu tập trung là tình trạng rất phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này dễ dàng nếu vận dụng đúng những phương pháp dạy trẻ kém tập trung được tổng hợp sau đây.
Những biểu hiện của trẻ mất tập trung
Hiện nay có 2 dạng kém tập trung phổ biến, ba mẹ cần nắm rõ những biểu hiện đặc trưng để có những hướng xử lý phù hợp:
Kém tập trung thông thường
Ở dạng này, những đứa trẻ kém tập trung thường có biểu hiện như:
- Trẻ hay tò mò nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì rất nhanh chán, dễ bỏ ngang nên khó có thể ở yên 1 chỗ để làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành.
- Với các việc liên quan đến học tập hay các việc hàng ngày hay cảm thấy uể oải, mơ màng, lơ là hay mệt mỏi.
- Học trước quên sau, việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức gặp khó khăn.
Trẻ kém tập trung thường uể oải, mệt mỏi, nhanh chán
Kém tập trung bệnh lý
Trong y học, kém tập trung bệnh lý được chia làm 2 loại:
AHDH (Attention Deficit Hyperacitivy Disorder):đây được gọi là hội chứng tăng động – giảm chú ý. Theo các nghiên cứu, cứ 100 trẻ thì sẽ có khoảng 3-5 trẻ mắc hội chứng này và tỉ lệ bé nam mắc gấp 3 – 4 lần so với bé gái. Biểu hiện của tình trạng này cụ thể như: Bé thiếu kiên nhẫn, bốc đồng và hiếu động thái quá. Đặc biệt, trẻ thường xuyên bị phân tâm, không tập trung hoàn thành công việc dẫn đến kết quả công việc không cao.
ADD (Attention Deficit Disoder): cũng là chứng rối loạn giảm chú ý nhưng nhẹ hơn AHDH bởi không có biểu hiện tăng động. Thay vào đó, trẻ không chú ý lắng nghe khi nói trực tiếp, dễ phân tâm, tránh xa, không thích hoặc không muốn tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải duy trì sự nỗ lực tập trung trong một khoảng thời gian dài,…
Tác nhân ảnh hưởng đến sự tập trung ở trẻ
Với trẻ kém tập trung thông thường, các nguyên nhân khiến trẻ kém tập trung chủ yếu do các yếu tố sau:
- Môi trường xung quanh có quá nhiều thứ hấp dẫn khiến trẻ bị phân tâm. Đặc biệt là các thiết bị điện tử như điện thoại di động, Ipad, tivi,… Ánh sáng xanh của các thiết bị này có thể phá vỡ nhịp sinh học, cản trở giấc ngủ. Đồng thời, tia bức xạ từ thiết bị này làm giảm khả năng phát triển não bộ, hình thành thói quen tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
- Không gian hoạt động gây xao nhãng bởi tiếng ồn (xe cộ, phương tiện, tiếng nói chuyện,..), ánh sáng cường độ quá cao hay quá thấp.
- Thiếu ngủ hay ngủ không sâu giấc khiến trẻ uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các hoạt động vào ngày hôm sau.
Giảm khả năng tập trung do làm dụng thiết bị điện tử
Với trẻ kém tập trung bệnh lý, nguyên nhân có thể do:
- Di truyền: Bệnh lý này có thể xuất hiện khi mẹ đang trong giai đoạn mang thai hoặc khiếm khuyết não bộ trước khi sinh dẫn đến khả năng mất tập trung của trẻ.
- Ảnh hưởng tâm lý: Khi trẻ bị chê bai quá nhiều hay bị rối loạn tâm lý trong một thời gian dài trẻ sẽ phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, mặc cảm, lo sợ và càng ngày càng không tìm được hứng thú, động lực gây ra việc việc dễ chán nản.
- Thể trạng yếu: Dinh dưỡng không cân bằng đặc biệt là thiếu hụt sắt là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và gặp khó khăn trong việc tập trung.
Phương pháp dạy trẻ kém tập trung mẹ nên biết!
Phương pháp dạy trẻ kém tập trung bằng cách kích hoạt não bộ đúng cách
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, não bộ con người luôn có một khoảng thời hoạt động ở trạng thái hưng phấn nhất định. Đặc biệt, não phải chính là vùng quyết định khả năng tập trung ở con người. Hầu hết trẻ em đều chưa có khả năng tập trung, cho đến khi ba mẹ có những hoạt động luyện tập, kích thích đúng cách cho bán cầu não phải.
Tạo một môi trường yên tĩnh
Ba mẹ nên bố trí cho con một không gian riêng, phù hợp với độ tuổi. Đặc biệt cần lưu ý đến sở thích của trẻ cũng như sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, tránh để quá nhiều đồ đạc hay đồ chơi yêu thích dễ khiến trẻ xao động. Điều này giúp trẻ hạn chế việc trẻ bị phân tâm bởi các chi tiết nhỏ và khiến trẻ thoải mái hơn khi học tập.
Tăng cường sự phát triển não phải
Sắp xếp thời gian học và chơi cho trẻ hợp lý
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, với trẻ từ 3 – 8 tuổi khả năng tập trung của trẻ chỉ dao động khoảng 8 phút. Thời gian trẻ tập trung lâu nhất cũng không quá 13 phút. Do đó, để rèn luyện sự tập trung cho trẻ, mẹ có thể duy trì đều đặn cho trẻ tập trung học trong khoảng 8 – 13 phút, sau đó nghỉ ngắn khoảng 5 phút rồi tiếp tục học. Khi trẻ đã quen với nhịp độ này, mẹ tăng dần thời gian học cho những ngày kế tiếp.
Luôn luôn đồng hành cùng trẻ
Đây là cách dạy trẻ kém tập trung cực kỳ hiệu quả. Thông thường, trẻ thường xao hãng bởi nhiều yếu tố. Việc ba mẹ ở bên cạnh, kiên nhẫn tương tác, chơi đùa, rèn luyện thói quen tốt sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái, được quan tâm nên sự tập trung của trẻ vào hoạt động cũng cao hơn hẳn. Đặc biệt, đừng quên những lời khen ngợi cho sự nỗ lực và cố gắng của con ba mẹ nhé. Bởi đây chính là phần quà to lớn kích thích hứng thú trẻ học và hoàn thành những nhiệm vụ mà ba mẹ đã giao.
Cho con chơi các trò chơi rèn luyện tính tập trung
Trò chơi luôn là hoạt động thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ một cách dễ dàng. Do đó, để rèn luyện tính tập trung hãy lồng ghép những trò chơi trí tuệ kích thích sự tập trung và kiên nhẫn của trẻ như: Xếp hình, Đồ chơi lắp rắp,… có độ khó phù hợp với độ tuổi, năng lực, sở thích để trẻ tò mò khám phá và hào hứng tham gia nhé.
Các trò chơi kích thích sự tập trung
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ kém tập trung bệnh lý, các cách trên chỉ góp phần khơi gợi, sự chuyển hướng của trẻ vào hoạt động mà bố mẹ mong muốn. Tuy nhiên, những tổn thương trong hệ thần kinh của trẻ vẫn cần sự can thiệp y học và có phác đồ điệu trị riêng từ bác sĩ.
Qua những phương pháp dạy trẻ kém tập trung được chia sẻ trên đây, hi vọng ba mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng của con cũng như các cách dạy trẻ hiệu quả. Hãy quan sát, tìm hiểu và áp dụng một cách phù hợp nhất cho con yêu nhà mình nhé. Chúc ba mẹ thành công!