Nói như vậy cũng không có nghĩa là ba mẹ phớt lờ đi cảm xúc của trẻ nhỏ vì một số trường hợp, các con gặp vấn đề về bệnh lý tâm thần nên sẽ có những biểu hiện khác lạ so với bình thường. Bạn có thể nhận biết những dấu hiệu này thông qua lời nói và cử chỉ của bé. Nếu bé thường xuyên nổi cáu, mất bình tĩnh và khó chịu dù không có vấn đề gì xảy ra thì cha mẹ cần để ý con hơn để tìm ra nguyên nhân chính dẫn tới sự sai lệch trong cách cư xử và lời nói của trẻ.
Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh là do sự thay đổi của tâm sinh lý và nhận thức của con
Tại sao trẻ 2 tuổi không nghe lời?
Khi trẻ được 2 tuổi sẽ bắt đầu giao tiếp nhiều hơn với môi trường xung quanh và bắt đầu thể hiện cảm xúc, sự phản kháng với những điều mà trẻ không thích. Cha mẹ có thể cảm nhận được thái độ này của con. Biểu hiện là khi cha mẹ nhắc đến những yêu cầu mà trẻ không thích trẻ sẽ chống đối và làm theo ý mình, có một số trường hợp trẻ sẽ làm ngược lại với những gì bố mẹ yêu cầu.
Thái độ chống đối của trẻ là sự phát triển bình thường, đây là một dấu hiệu cho thấy não bộ của trẻ đang phát triển, trẻ đã bắt đầu đưa ra những suy nghĩ riêng của mình. Do đó, khi trẻ không nghe lời, cha mẹ cần có cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh bình tĩnh và đưa ra phương pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Nhiều cha mẹ xử lý vấn đề này của con bằng cách quát mắng, thậm chí là đánh đập. Việc làm này sẽ gây ra tác dụng ngược và làm cho trẻ lì đòn hơn. Cha mẹ cần biết cách khắc phục sự ương bướng của trẻ bằng những phương pháp đúng đắn.
Hầu hết mọi đứa trẻ đều tỏ ra ương bướng, cố chấp
12 cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh mà ba mẹ hiện đại nên biết
Đối với trẻ lên 2 ương bướng, cha mẹ cần tìm những phương pháp dạy dỗ nhẹ nhàng và thông thái thay vì mắng hoặc dùng vũ lực với con. Phương pháp giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tới tính cách, nhận thức và sự phát triển của con nên đừng thực hiện những cách giáo dục thô bạo. Điều này không giúp trẻ bớt bướng bỉnh mà thậm chí còn khiến con bướng hơn, không chịu nghe lời và dễ nổi cáu hơn. Những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh bạn có thể áp dụng đó là:
1. Thấu hiểu và lắng nghe con cái
Trẻ lên 2 sẽ có nhiều sự thay đổi trong tính cách và tâm sinh lý nên cha mẹ cần dành thời gian nói chuyện với con. Trong lúc nói chuyện, bạn nên lắng nghe con nhiều hơn để hiểu những mong muốn và suy nghĩ của trẻ. Sau đó, bạn hãy từ từ chỉ bảo và giảng giải cho trẻ nghe về những vấn đề con còn thắc mắc hoặc đang nhận thức sai lệch. Bạn nhớ là giữ tone giọng bình thường, không nên nói to hoặc nói với thái độ khó chịu vì điều này sẽ làm con bướng hơn và không chịu lắng nghe bố mẹ.
Quá trình lắng nghe và thấu hiểu cần rất nhiều sự kiên nhân của phụ huynh. Lời nói của con lúc này chưa được rõ ràng nên có thể khiến ba mẹ mất bình tĩnh và cảm thấy khó chịu. Do vậy, bạn hãy dành tất cả lòng yêu thương, sự bao dung cho con cái nếu thực sự muốn dạy trẻ bướng bỉnh.
2. Đặt ra giới hạn cho con
Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh phải làm sao? Đối với những đứa trẻ bướng bỉnh, ngoài việc lắng nghe và thấu hiểu thì bạn cũng cần giúp con hiểu về những việc bé nên và không nên làm. Tốt nhất là hãy đặt giới hạn cho con. Bạn nên thống nhất với con những việc bé được làm, những việc không nên làm và cả những hình phạt bé sẽ nhận nếu vượt quá giới hạn. Ví dụ, bạn nên dạy con việc tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong, nếu bé không thực hiện bạn sẽ phạt bé đứng khoanh tay hoặc làm một công việc nào đó. Còn nếu con đã thực hiện đúng yêu cầu của ba mẹ thì bạn có thể thưởng cho con bánh, kẹo hoặc một thứ gì đó mà con thích.
Việc đặt giới hạn cho trẻ 2 tuổi ngang bướng cũng rất quan trọng trong cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh vì nó sẽ làm giảm nguy hiểm cho con. Cụ thể, nếu con bạn là đứa trẻ hiếu động, thích leo trèo thì rất dễ gặp tai nạn trong lúc vui chơi. Trong tình huống này, bạn buộc phải đặt giới hạn cho con để bé biết được nếu thực hiện việc đó sẽ rất nguy hiểm.
Cha mẹ cần đặt giới hạn cho con để trẻ biết sợ
3. Khen ngợi mỗi khi con cư xử ngoan ngoãn và lễ phép
Với trẻ bướng bỉnh, các bé sẽ thích nghe những lời khen nhẹ nhàng từ ba mẹ, chúng sẽ rất ghét khi phụ huynh mắng hoặc to tiếng với mình. Bởi vậy, một trong những cách dạy trẻ bướng bỉnh là bạn nên khen ngợi con khi bé ngoan ngoãn, lễ phép hoặc thực hiện đúng một việc nào đấy. Ngoài khen ngợi, cha mẹ cũng có thể thưởng cho con những món quà nhỏ như kẹo, kem, bánh hoặc đồ chơi.
4. Cho con quyền tự do quyết định trong một vài trường hợp
Trẻ bướng bỉnh ở tuổi lên 2 cũng có thể coi là một dạng nổi loạn do sự thay đổi của tâm sinh lý. Với những bạn nhỏ này, nếu cha mẹ cho chúng tự quyết định trong một số trường hợp thì các con sẽ hợp tác với ba mẹ hơn, bớt nóng nảy hơn. Dẫu vậy, bạn chỉ nên cho con tự quyết một số vấn đề nhỏ chứ không nên cho con tự quyết hết vì việc này sẽ khiến con trở nên bướng và không nghe lời người lớn. Ví dụ, nếu con muốn ăn rau cải thay vì rau muống thì bạn có thể đáp ứng nhu cầu của con, miễn sao khẩu phần ăn đủ dưỡng chất. Nhưng nếu con muốn ăn thức ăn nhanh thay vì các món ăn lành mạnh thì bạn cần nói chuyện để con hiểu những món đó là không tốt cho sức khỏe, cần hạn chế ăn.
5. Tránh tạo không khí căng thẳng
Một trong những cách cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả mà nhiều phụ huynh nên học hỏi đó là tạo ra không khí vui vẻ và thoải mái, tránh căng thẳng với con cái. Trẻ nhỏ rất sợ và ghét không khí căng thẳng bởi vì suy nghĩ của các bé còn rất non nớt và đơn giản nên việc tạo áp lực cho con không thay đổi được tính cách, lời lẽ và cư xử của con. Ngược lại, sự phản kháng của bé sẽ càng mạnh mẽ hơn, lúc này lời nói của bố mẹ sẽ không làm bé nghe lời.
Tránh tạo không khí căng thẳng cho con
6. Không cố ép trẻ làm gì đó bằng được
Đối với các bé bướng bỉnh thì việc ép bé làm một việc gì đó con không thích sẽ càng làm con phản kháng lại dữ dội hơn. Ngay khi con bực mình và bắt đầu có những hành động phản kháng, ba mẹ cần nói nhẹ nhàng với con, quan trọng nhất là đừng ép con thực hiện việc bé không thích.
Ba mẹ nên giúp con bình tĩnh lại bằng cách chuyển chủ đề để con không cảm thấy căng thẳng. Sau khi con đã bình thường, bạn có thể nói chuyện với con về việc bé cần làm một cách nhẹ nhàng. Lúc này, con sẽ dễ chấp nhận và hợp tác với bố mẹ hơn.
7. Cách dạy trẻ 2 tuổi là không la mắng, hãy giảng giải cho con hiểu
Đối với trẻ nhỏ, bạn nên hạn chế la mắng con vì trẻ rất sợ tiếng động to cũng như thái độ tức giận của ba mẹ. Một số bé sẽ la hét, khóc, còn một số sẽ cãi lại ba mẹ khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên giải giải cho bé hiểu vấn đề mà con đang sai hoặc làm chưa đúng. Hãy giữ thái độ bình tĩnh, giọng điệu nhẹ nhàng sẽ tốt hơn là nói to và cáu giận.
Trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về nhận thức và tư duy nên khi nói chuyện với con, bạn hãy dùng những câu chữ đơn giản, tránh dùng những từ ngữ phức tạp khiến con khó hiểu. Bên cạnh lời nói, bạn cũng có thể dùng cơ thể để miêu tả cho bé hiểu vấn đề.
Nếu bạn cảm thấy mình chưa đủ bình tĩnh, hãy cho bản thân thời gian ở một mình. Khi nào trạng thái tâm lý ổn định, bạn mới nên quay lại nói chuyện với con. Cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời này sẽ đạt được hiệu quả nếu bạn kiên nhẫn và đủ bình tĩnh.
Hạn chế la mắng con
8. Làm lơ với trẻ trong một số trường hợp
Trẻ bướng bỉnh cũng có thể là biểu hiện của việc bé đang tạo sự chú ý để bố mẹ để ý tới mình hơn. Mục đích của bé chỉ là để thu hút sự quan tâm của ba mẹ nên trong tình huống này bạn nên để mặc bé và làm lơ con. Khi không được dỗ dành và nhận được sự quan tâm của ba mẹ, con sẽ tự nín khóc và điều chỉnh lại trạng thái của bản thân.
Dẫu vậy, bạn cần theo dõi để biết tình trạng của con chứ không thể lúc nào cũng để mặc bé. Hành động không quan tâm của ba mẹ sẽ khiến con bị tổn thương và cảm thấy buồn. Một số trường hợp bé sẽ phản kháng mạnh mẽ hơn và không chịu nghe lời người lớn.
9. Đáp ứng điều con muốn trong điều kiện nhất định
Không phải lúc nào ba mẹ cũng nên cứng rắn với trẻ bướng bỉnh, bạn cần phải mềm mỏng để con biết được mình yêu thương và muốn hướng con tới những điều tốt. Do đó, trong một số trường hợp, bạn nên thực hiện một vài yêu cầu của bé sẽ giúp con vui vẻ, hợp tác với bố mẹ hơn. Nếu con muốn đi chơi mà bạn đang rảnh hoặc hôm đó là chủ nhật thì bạn nên cân nhắc tới yêu cầu của bé. Những yêu cầu đơn giản và hợp lý thì bố mẹ có thể cân nhắc thực hiện, còn với những yêu cầu khó hoặc chưa phù hợp thì ba mẹ nên nói cho con hiểu và từ chối khéo léo.
Đáp ứng một số mong muốn của con
10. Chuyển hướng sự chú ý của con
Chuyển hướng sự quan tâm của con cũng là một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả. Cha mẹ cần khéo léo gợi ra một chủ đề hấp dẫn và thú vị hơn để con cảm thấy thích thú. Lúc này con sẽ bớt nóng tính cũng như quên đi cảm giác khó chịu hiện tại của mình. Nếu không nghĩ ra chủ đề gì, bạn có thể gợi ý món ăn hoặc đồ chơi bé thích để thu hút sự chú ý của con.
11. Kết hợp giữa mềm mỏng và dứt khoát
Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh khéo léo mà ba mẹ thông thái nên nhớ đó là kết hợp giữa mềm mỏng và dứt khoát. Điều này có nghĩa là cha mẹ cần biết cách cảm thông nhưng cũng cần định rõ và quyết đoán khi cần thiết. Đầu tiên, trong những tình huống cần độ nhạy cao và sự thông cảm, cha mẹ cần mềm mỏng, lắng nghe con nói để thấu hiểu cảm xúc của bé. Còn trong những tình huống cần sự quyết đoán, bạn cần dứt khoát với con để con biết sợ và coi trọng lời nói của người lớn.
Ngoài ra, bạn cũng nên hướng con tới những phản ứng tích cực, hạn chế việc để bé tiếp xúc với nhiều nguồn năng lượng tiêu cực vì điều này sẽ làm con dễ buồn, nổi cáu và bướng bỉnh.
12. Phạt bé ở một mình
Khi bé 2 tuổi không nghe lời có những hành vi tiêu cực và không quan tâm đến những lời nói của bố mẹ thì bạn cần phạt bé một mình trong một khoảng thời nhất định. Quan trọng là bạn cần giữ cho con ở trong một không gian an toàn. Hình phạt này không chỉ giúp bé nhìn nhận được những sai lầm của mình mà nó còn là một cách cho bé thấy rằng nếu bé làm sai bất cứ việc gì và không nhận lỗi thì sẽ không có ai tin tưởng và ở cạnh bé trong lúc này.
Phạt con ở 1 mình
Câu hỏi thường gặp khi dạy trẻ bướng bỉnh
Trong quá trình nuôi dạy trẻ bướng bỉnh, rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc hai vấn đề sau:
1. Biểu hiện trẻ 1 – 2 tuổi bướng bỉnh như thế nào?
Trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi thường có những biểu hiện bướng bỉnh do lúc này tâm sinh lý và nhận thức của các bé có sự thay đổi. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của bé 2 tuổi quá lì:
- Thường từ chối và phản đối: Trẻ có thể thường xuyên từ chối làm những điều mà cha mẹ yêu cầu hoặc phản đối quyết liệt khi không đồng ý với ý muốn của bản thân mình.
- Thể hiện cảm xúc mạnh mẽ: Trẻ có thể trở nên dễ nổi giận, tức giận, hay khóc lớn khi không được làm theo ý muốn hoặc gặp khó khăn.
- Phá hoại: Trẻ có thể thích phá vỡ các quy tắc, làm những việc không được bố mẹ cho phép.
- Khó lòng tập trung: Trẻ ở độ tuổi này có thể khó lòng tập trung vào một việc nào đó nên bé sẽ bị rối hoặc làm nhiều việc cùng một lúc mà không hoàn thành bất kỳ việc nào.
- Thích tự làm mọi thứ: Trẻ bướng bỉnh thường muốn tự làm mọi thứ mà không muốn sự giúp đỡ từ người lớn. Nếu người lớn tham gia vào việc bé đang làm sẽ khiến con cảm thấy khó chịu và không muốn hợp tác.
Trẻ bướng bỉnh thức tự làm mọi thứ
2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói không trong mọi tình huống?
Khi trẻ thường nói "không" trong mọi tình huống, cha mẹ có thể áp dụng các cách dạy con 2 tuổi biết nghe lời như sau:
- Hiểu và lắng nghe: Cha mẹ nên lắng nghe và thấu hiểu lý do trẻ nói "không". Có thể trẻ đang cảm thấy không thoải mái, tự ti hoặc không muốn làm một việc gì đó. Hiểu được nguyên nhân, cha mẹ có thể tìm cách giải quyết vấn đề nhẹ nhàng mà lại đạt được hiểu quả mong muốn.
- Đưa ra lựa chọn cho bé: Thay vì đặt ra yêu cầu cứng nhắc, cha mẹ có thể cung cấp sự lựa chọn cho trẻ để thể hiện quyền tự quyết của mình.
- Đề cao tính hợp tác: Cha mẹ có thể thúc đẩy tính hợp tác bằng cách tạo ra một môi trường đồng thuận và khuyến khích trẻ tham gia vào các quyết định. Thay vì chỉ ra rằng trẻ phải làm như thế nào, cha mẹ có thể hỏi ý kiến và khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.
- Tạo ra quy tắc và đồng nhất: Đặt ra quy tắc rõ ràng và đồng nhất để giúp trẻ hiểu rõ giới hạn và trách nhiệm của mình. Đảm bảo quy tắc được áp dụng một cách nhất quán trong mọi tình huống, giúp trẻ nhận biết rằng có sự đồng thuận và chắc chắn về những gì được chấp nhận và không được chấp nhận.
- Hướng bé tới những tình huống tích cực: Thay vì tập trung vào việc nói "không", hãy chuyển hướng sự chú ý và hướng con tới những hành động tích cực. Tạo ra những câu hỏi và lời khen khích để trẻ cảm thấy động viên và được đánh giá cao khi họ làm những điều tích cực. Điều này sẽ tạo động lực và khích lệ trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực hơn
- Kiên nhẫn và bền chí: Đối mặt với sự nói "không" của trẻ, cha mẹ cần kiên nhẫn và không nản lòng. Thay vì căng thẳng và phản ứng quá mức, hãy giữ lòng bình tĩnh và kiên nhẫn hướng dẫn trẻ hiểu rõ và thay đổi hành vi.
Kiên nhẫn khi con nói không