Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh không phải là một việc dễ dàng, trong đó chế biến món ăn cho trẻ là một phần đầy thách thức. Bố mẹ thường lo lắng rằng các món ăn không phong phú hoặc không đủ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm vào giai đoạn khởi đầu sẽ có tác động đến thói quen ăn uống sau này của chúng. Một số sai lầm khi chế biến món ăn cho trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ngay bây giờ hoặc trong tương lai.
1. Chế biến món ăn cho trẻ theo các chế độ ăn nổi tiếng
Ít chất béo, carb, keto, paleo chỉ là một số xu hướng dinh dưỡng mới mà nhiều phụ huynh có thể đã nghe nói. Bên cạnh một vài lợi ích sức khỏe được quảng bá, bố mẹ cần lưu ý và xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng cho trẻ.
Trẻ mới biết đi yêu cầu một loạt các chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Carbohydrate, sẽ giúp hỗ trợ sự hình thành não của và là nhiên liệu có sẵn tạo ra năng lượng. Giảm lượng carbs có thể làm giảm sự phát triển của cơ thể, thay vào đó, bạn có thể chọn lựa chọn nhóm thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả tinh bột, cây họ đậu, giảm nguồn cung cấp carbohydrate đơn giản tinh chế bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, kẹo, nước ngọt.
Nếu bạn muốn trẻ tuân thủ theo chế độ ăn kiêng thuần chay, việc nói chuyện với các chuyên gia tâm lý là điều hoàn toàn cần thiết. Mục đích là đảm bảo một chế độ ăn thuần chay chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ và tránh suy dinh dưỡng.
2. Chỉ chế biến các món ăn sáng đơn giản
Bữa sáng là một bữa ăn quan trọng cho trẻ em, đặc biệt những trẻ trong độ tuổi mới biết đi. Đây là cơ hội để cung cấp năng lượng cho trẻ và bắt đầu một ngày mới. Thật không may, các bữa sáng tiện lợi thường chứa quá nhiều đường hơn mức cần thiết, trong khi thiếu các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo và chất xơ.
Trẻ em từ 1-3 tuổi cần ít nhất 2,5 phần rau mỗi ngày và 1⁄2 - 1 phần ăn trái cây. Bữa sáng là một thời điểm hoàn hảo để bắt đầu cung cấp sản phẩm tươi, đặc biệt là rau. Thay vì chọn một bát ngũ cốc giàu đường tinh luyện, hãy cân nhắc chuẩn bị món ăn sáng với trứng, rau và bánh mì.
3. Nấu ăn hai bữa một lần
Trong đời sống hiện đại ngày nay, không có gì lạ khi nhiều cha mẹ thường tranh thủ chế biến nhiều món ăn cùng lúc cho trẻ. Tuy nhiên, việc làm này không được khuyến cáo vì thức ăn để nguội trong một thời gian dài có thể bị hỏng. Trẻ em ăn các món được hâm lại nhiều lần có nguy cơ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chế biến các món ăn cho trẻ nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với nhiều hương vị khác nhau.