Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam – Giải pháp đột phá trong can thiệp trẻ tự kỷ ở Việt Nam
Ngoài các phương pháp phổ biến hiện nay, NHC Academy kết hợp Tâm lý trị liệu, Montessori, Điều khí dưỡng tâm, Khoa học phát triển Tiềm năng con người giúp tâm cao hiệu quả can thiệp cho trẻ tự kỷ. Không chỉ giúp trẻ vui khỏe tự tin hòa nhập, chúng tôi khơi dậy tài năng của trẻ bằng những phương pháp phù hợp do chính trẻ lựa chọn.
1. Tự kỷ là gì?
Tự kỷ – (còn được gọi là “Rối loạn phổ tự kỷ – Autism spectrum disorder”) là một tập hợp những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ, bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ.Trẻ bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bản thân và cả những người xung quanh.
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ
Theo Tiến Sĩ. Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai – Nguyễn Văn Dũng “Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh tự kỷ, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra nó. Có rất nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có thể liên quan đến gen truyền từ bố mẹ trẻ và những thứ khác, như nhiễm trùng hoặc độc tố làm thay đổi cách não phát triển. Các vấn đề trong thời gian mang thai và khoảng thời gian sinh đẻ cũng làm tăng nguy cơ bị chứng tự kỷ”.
Ngoài ra theo các nguồn nghiên cứu cũng chỉ ra một số những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc tự kỷ nổi bật có thể nói đến việc bố, mẹ đã cao tuổi; xảy ra vấn đề trong quá trình mang thai hoặc khi sinh con.
3. Phân biệt 5 dạng tự kỷ điển hình và dấu hiệu
Tự kỷ được phân chia thành nhiều dạng khác nhau, xác định đúng dạng tự kỷ sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình can thiệp trẻ. Liên hệ Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn.
1.1. Rối loạn tự kỷ
Rối loạn tự kỷ là thoái hóa hoặc suy yếu khả năng ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp xã hội, hành vi, cảm giác, gặp khó khăn trong học tập và sinh sống.
Một số trẻ mắc rối loạn tự kỷ có trí thông minh dưới mức trung bình, nhưng nhiều trẻ có trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình và được coi là “hoạt động cao”. Rối loạn tự kỷ có thể xuất hiện với các vấn đề khác, chẳng hạn như hội chứng Fragile X (một tình trạng di truyền gây chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ) hoặc bệnh động kinh.
Các triệu chứng của rối loạn tự kỷ: Các triệu chứng của rối loạn tự kỷ liên quan đến khả năng giao tiếp, ví dụ như:
- Gặp vấn đề về giao tiếp: nói đều đều; Không trả lời khi được gọi; giọng lơ lớ, nói ríu lời hoặc nói to; Không giao tiếp bằng mắt.
- Có xu hướng liếc ngang dọc thay vì nhìn thẳng về phía một người hoặc một vật thể nhất định.
- Bất thường về hành vi: Lặp lại các hành vi cụ thể; Có những hành vi kỳ lạ, khác thường như: chạy vòng tròn, đi bằng các ngón chân, đi từng bước, lắc lư.
- Trẻ có xu hướng khép mình, thích chơi một mình, ít có hành vi giao tiếp xã hội.
- Không tự chủ được về mặt cảm xúc.
1.2. Rối loạn Asperger
Trẻ bị hội chứng Asperger không chậm nói, nhưng thường thích giao tiếp một chiều, thiếu tiếp xúc xã hội, thiếu sự thấu hiểu và khả năng làm việc nhóm. Trẻ sẽ thích thú quá mức với những điều không bình thường, vụng về và cử chỉ chậm chạp cũng là những biểu hiện của hội chứng này.
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ mắc hội chứng Asperger được chẩn đoán muộn, thường là từ năm đến chín tuổi, và thậm chí có thể muộn hơn. Đặc biệt những trẻ thuộc dạng này thường có trí thông minh và phát triển ngôn ngữ bình thường, tuy nhiên kỹ năng xã hội bị suy yếu nghiêm trọng, can thiệp trẻ tự kỷ rối loạn Asperger cần chú trọng về cải thiện các kĩ năng.
1.3. Rối loạn Rett
Rối loạn Rett là hội chứng rối loạn hiếm gặp, và đặc biệt chỉ xảy ra ở các bé gái.
Trẻ bị rối loạn Rett có não nhỏ, khó đi lại, cơ thể phát triển không đồng đều, tay trẹo, khó thở, thường bị động kinh và mất các khả năng cả tốt lẫn xấu; nếu nặng có thể dẫn đến bị liệt, và phải sử dụng xe lăn cũng như cần chăm sóc 24 giờ.
Rối loạn Rett có xu hướng xuất hiện vào khoảng 6 tháng tuổi và tiến triển trong suốt quãng đời còn lại của đứa trẻ. Hành vi ban đầu giống với tự kỷ, sau đó phát triển thành các vấn đề về giấc ngủ, khó thở, cử động lạ, nghiến răng, tăng trưởng chậm, co giật và làm chậm khả năng nhận thức.
1.4. Rối loạn Heller (Rối loạn thoái hóa tuổi thiếu niên)
Trẻ mắc hội chứng rối loạn Heller sẽ phát triển bình thường ở tuổi lên hai, nhưng dần dần bắt đầu mất tất cả những gì đã học, đã biết sau giai đoạn này. Đặc biệt trẻ em với chứng thoái hóa thường bị động kinh và có trí thông minh rất thấp.
Quá trình mất kỹ năng có thể diễn ra từ từ, nhưng thường diễn biến trong vòng vài tháng. Quá trình thoái hòa có thể bắt đầu với những thay đổi đột ngột trong hành vi, ví dụ như kích động hoặc tức giận, sau đó dẫn đến mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
Trẻ có thể lặp đi lặp lại một số hành vi nhất định và có thể rất khó di chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, mất hầu như tất cả các kỹ năng xã hội và kỹ năng sinh hoạt thông thường (chẳng hạn như tự ăn, tự sinh hoạt).
1.5. Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS)
Trong các dạng tự kỷ, PDD-NOS có thể coi là chứng tự kỷ nhẹ, trẻ được liệt vào dạng PDD-NOS vì chưa xác định mức độ tự kỷ.
Trẻ bị loại chứng tự kỷ này sẽ bị trì hoãn trong các giai đoạn phát triển, đặc biệt là giao tiếp và phát triển xã hội. Trẻ có thể rơi vào tình trạng bối rối về thế giới xung quanh và gặp khó khăn trong việc hiểu cách vận hành của cuộc sống, của một vấn đề nhất định.
4. Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp tạo hiệu quả đột phá trong can thiệp trẻ tự kỷ
NHC Giáo dục Chuyên biệt tổ chức các khóa học chuyên môn sâu với các giáo viên, chuyên gia đầu ngành trong từng phương pháp, lĩnh vực can thiệp, kết hợp với sự đồng hành của Thạc sĩ Giáo dục Đặc biệt – cô Trương Hương Thảo. Không chỉ chuyên sâu về các phương pháp can thiệp phổ biến hiện nay, Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam còn kết hợp với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để phối kết hợp cả bộ môn tâm lý vào can thiệp trẻ, sử dụng thêm cả phương pháp Montessori và các phương pháp liên quan đến điều hòa khí huyết.
Điền thông tin để Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam có thể tư vấn giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những phương pháp hiện trung tâm đang áp dụng trong can thiệp trẻ tự kỷ.
4.1. Đưa ra phương pháp tối ưu và phù hợp để can thiệp trẻ tự kỷ
Khi cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trường, hoặc có nghi ngờ về tình trạng phát triển của con thì nên đưa con đi khám sàng lọc tại các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn gần nơi sinh sống.
Việc phát hiện sớm và có những chẩn đoán chính xác lâm sàng là bước đệm ban đầu để trẻ tự kỷ có thể được can thiệp hiệu quả nhất.
Sau khi đón nhận kết quả sàng lọc ban đầu tại các cơ sở y tế, NHC Giáo dục Chuyên biệt thực hiện buổi tham vấn đầu tiên, giúp hiểu rõ vấn đề trẻ đang gặp phải, nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của cha mẹ và từ đó ra phương pháp can thiệp hiệu quả nhất cho trẻ.
Tránh việc áp dụng nhiều ép buộc trẻ và kết hợp phương pháp cùng lúc, việc này có thể làm giảm hiệu quả can thiệp.
Thạc sĩ Giáo dục Đặc biệt, Trương Hương Thảo từng chia sẻ ”Không có phương pháp tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp nhất”.
4.2. Sự thống nhất giữa gia đình và Trung tâm
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng sau những buổi can thiệp 1:1, trẻ cần có không gian và hoàn cảnh thể thực hành những kiến thức đã được học.
Việc không đồng nhất phương pháp khi tham gia can thiệp và khi ở nhà với cha mẹ không những làm giảm hiệu quả can thiệp, mà có thể khiến trẻ sinh ra những mâu thuẫn từ bên trong.
NHC Giáo dục Chuyên biệt sẵn sàng hỗ trợ qua các kênh online 24/7 khi phụ huynh gặp vấn đề với trẻ hoặc chưa rõ cách hướng dẫn trẻ một cách đồng bộ.
Ngoài ra, sau những buổi can thiệp tại trung tâm, giáo viên sẽ gặp cha mẹ và đưa ra nội dung học tập, nhận xét đồng thời đón nhận ý kiến đóng góp từ phía cha mẹ, từ đó cùng đưa ra phương pháp phù hợp để hướng dẫn trẻ.
4.3. Kết hợp tâm lý trong quá trình can thiệp
Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam nhận thấy rằng, việc người can thiệp tác động vào tâm lý, giúp trẻ thực sự muốn cải thiện bản thân, thực sự thấu hiểu mong muốn nguyện vọng của trẻ là những yếu tố then chốt để hiệu quả can thiệp có thể ở mức tuyệt vời nhất.
Tại đây, trẻ được nhận lắng nghe và thấu hiểu những nguyện vọng thầm kín, hơn tất cả là tình cảm sâu sắc đến từ tận trái tim của đội ngũ giáo viên khi tiếp nhận và can thiệp cho trẻ.
Cố vấn Chuyên môn, Chuyên gia Tâm lý Bùi Thị Hải Yến – Giám đốc Trung tâm Tâm lí trị liệu NHC Việt Nam: https://trilieutamly.com/chuyen-gia/bui-thi-hai-yen
4.4. Áp dụng phương pháp Điều hòa khí huyết cho trẻ tự kỷ
Khí huyết sinh ra từ cột sống, sau đó tác động vào tủy, sinh ra máu, máu này sẽ đi khắp nơi và nuôi dưỡng cơ thể phát triển khỏe mạnh, tâm lý ổn định và tinh thần phấn chấn.
Tích hợp các nguyên lý y học, có thể thấy khi rèn luyện và sử dụng các động tác đúng cách, kết hợp cải thiện môi trường sống, ăn uống sinh hoạt điều độ giúp điều hòa khí huyết, cải thiện sức khỏe và giúp tâm lý trở nên hài hòa hơn.
Bởi vì khi khí huyết được cải thiện, giúp thanh lọc máu và đưa đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, khi chất lượng máu được đảm bảo cũng khiến cơ thể thanh lọc, từ đó điều hòa tâm lý ổn định.
4.5. Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển tài năng
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục người Ý – Maria Montessori.
Tại phương pháp Montessori giáo viên chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng và thời gian riêng.
Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam có các phòng học Montessori tùy theo độ tuổi, cũng như các phòng chuyên dụng về giác quan, thính giác,… giúp đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và bài học phù hợp những nhu cầu riêng biệt.
Đội ngũ các cô giáo được đào tạo chuyên sâu về kiến thức Montessori với Giám đốc Chuyên môn Đinh Thanh Tuyến nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp trẻ tự kỷ.