Thực đơn dinh dưỡng an toàn và hiệu quả cho trẻ béo phì xuống cân nhanh chóng
Cân nặng quá khổ khiến trẻ nhỏ gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển toàn diện. Để giảm bớt cân nặng, việc xây dựng thực đơn giảm cân cho bé là điều vô cùng quan trọng.
Trẻ bị dư cân hoặc béo phì không chỉ khiến bé dễ mặc cảm, mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển về chiều cao. Nhiều cha mẹ lo lắng không biết xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ nhỏ bị béo phì như thế nào để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn kiêng cho trẻ béo phì. Đồng thời gợi ý một số thực đơn giảm cân cho các trẻ nhỏ dư cân để bạn có thể tham khảo.
Làm thế nào để nhận biết trẻ bị béo phì?
Nhiều cha mẹ thường lầm tưởng rằng trẻ nhỏ nhà mình phát triển khỏe mạnh và mũm mĩm mà không hay biết rằng bé đang bị bệnh béo phì. Vậy làm thế nào để biết được trẻ bị dư cân? Người ta sẽ dựa vào chỉ số BMI để đánh giá trẻ em có bị béo phì hay không. Chỉ số BMI sẽ được tính theo công thức: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)^2]. Nếu kết quả dao động từ 18,5 – 24,9 thì bé đạt số cân nặng lý tưởng. Ngược lại, khi chỉ số từ 30 trở lên thì trẻ đang bị béo phì.
Trước khi lên thực đơn giảm cân, bạn nên tính chỉ số BMI của trẻ để xem bé có bị dư cân không.
Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn kiêng cho trẻ béo phì
Không để trẻ ăn quá no hoặc để bụng quá đói
Nguyên tắc đầu tiên khi lên thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì là nên cân đối lượng thức ăn giữa các bữa chính để bé không bị ăn quá no hoặc để bụng đói quá lâu. Khi bé ăn quá no hoặc đói bụng kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,...
Vì thế, cha mẹ khi xây dựng thực đơn cho bé cần tính tính toán chính xác lượng calo cần thiết của trẻ để cung cấp vừa đủ, không thiếu cũng không thừa. Phụ huynh có thể áp dụng công thức giảm cân đơn giản: Sáng ăn no, trưa ăn vừa và tối ăn ít.
Không bỏ bữa sáng
Nhiều phụ huynh cho rằng cho bé giảm bớt một bữa ăn trong ngày sẽ giúp cân nặng của trẻ giảm đi nhanh chóng. Điều này hoàn toàn sai lầm. Việc bỏ bữa thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, khi bỏ bữa sáng, trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều vào bữa trưa, mỡ thừa sẽ tích tụ dễ dàng hơn.
Thực đơn giảm cân của trẻ nên đầy đủ 3 bữa chính sáng - trưa - tối.
Đồng thời, cha mẹ cũng hạn chế cho bé ăn tối sau 20 giờ. Thời điểm này cơ thể trẻ sẽ ít vận động, calo tiêu thụ không nhiều. Nếu dung nạp nhiều thức ăn thì cơ thể sẽ không tiêu hao hết. Số lượng thực phẩm còn dư lại sẽ bị chuyển hóa thành tế bào mỡ gây tăng cân.
Hạn chế ăn bánh kẹo, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Trẻ nhỏ rất thích ăn bánh kẹo, kem, đồ ngọt, nước ngọt, thức ăn nhanh,... Những thực phẩm này đều nhiều calo, chất béo hòa tan, tinh bột, đường,... dễ khiến bé sẽ tăng cân nhanh mất kiểm soát và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm trên. Đồng thời, thay cho các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, bạn có thể ưu tiên nấu các món luộc, hấp, nấu canh,... để giảm chất béo cho trẻ.
Gợi ý thực đơn giảm cân trong 1 tuần dành cho trẻ béo phì trên 6 tuổi
Ngày 1
Sáng: Một đĩa bánh ướt chả lụa, 2 đến 3 múi bưởi.
Trưa: 1/2 chén cơm + Canh bầu canh tôm tươi + 1 quả táo.
Tối: Bún tươi + 1 đĩa thịt luộc và rau luộc+ 1/4 quả bưởi.
Ngày 2
Sáng: Một cái bánh giò + 1 ly nước ép trái cây.
Trưa: 1/2 chén cơm + Canh chua cá lóc + 3 trái mận.
Tối: 11/2 chén cơm + Thịt heo nấu cùng với rau cải + 2 quả quýt.
Ngày 3
Sáng: Bún riêu cua + 1 trái táo.
Trưa: 1/2 chén cơm + Cá thu nấu với rau ngót+ 1/2 quả dứa.
Tối: 1/2 chén cơm + 50g thịt lợn luộc với củ cải trắng hoặc cà rốt+ 1 quả táo tráng miệng.
Ngày 4
Sáng: Hai lát bánh mì đen + chà bông heo + 1/2 quả thanh long.
Trưa: 1/2 chén cơm + ức gà + rau bắp cải luộc + 2 quả quýt.
Tối: 1/2 chén cơm + cá thái lát + canh mướp đắng + 1/2 quả thanh long.
Ngày 5
Sáng: Một gói cháo ăn liền + 30g ruốc thịt lợn + 200ml sữa đậu nành, hoặc loại sữa ít béo.
Trưa: Một chén cơm + nấm rơm rim nước tương + cải ngọt luộc và tráng miệng bằng 1/2 quả dứa.
Tối: Bún tươi + tôm hấp cuộn rau sống, bánh tráng + 1 quả ổi.
Ngày 6
Sáng:Tô bánh canh + 30g thịt lạc + 1 trái cam.
Trưa: Một chén cơm + thịt bò trộn xà lách + 1/4 quả dưa hấu.
Tối: Bún khô + tôm khô nấu với canh cà chua + 1 quả táo.
Ngày 7
Sáng: Một tô phở gà + 200ml sữa chua.
Trưa: Một chén cơm + cá sốt cà chua + 2 quả quýt.
Tối: 1/2 chén cơm + 50g thịt nạc nấu canh rau hẹ + 3 trái mận.
Thực đơn giảm cân chỉ mang tính tham khảo, bạn có thể thay đổi các món ăn trong ngày để bé không bị ngán.
Khi lên thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì, bạn vẫn nên đảm bảo cân bằng dinh dưỡng để thể chất của bé phát triển toàn diện, không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Chế độ ăn kiêng dành cho bé nên thực hiện từ từ và khoa học. Hy vọng từ những chia sẻ trong bài sẽ giúp ích cho bạn khi xây dựng thực đơn ăn kiêng cho trẻ nhỏ.